Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee giúp tăng doanh thu “khủng”
Kinh doanh bán hàng trên Shopee mang lại nguồn doanh thu tốt. Nhưng sức cạnh tranh và khả năng đào thải lớn. Vậy làm thế nào để tạo nên sự khác biệt cũng như các lợi thế bán hàng. Cùng Abit tìm hiểu 7 kinh nghiệm bán hàng trên Shopee “đắt giá” giúp tăng doanh thu và sức cạnh tranh bán hàng.
1. Tạo hình ảnh sản phẩm đẹp mắt, mô tả hấp dẫn
Hình ảnh sản phẩm
Khi mua hàng trên Shopee, khách hàng không thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm thực tế, không cầm nắm, không sờ thử nên việc hình ảnh sản phẩm của bạn phải đẹp mắt là điều cần thiết. Và bạn nên có ít nhất 3 hình ảnh. Hãy sử dụng các hình ảnh thực tế. Nếu có thêm hình ảnh minh họa hay dùng thử sản phẩm càng tốt.
Khuyến cáo, bạn nên sử dụng máy ảnh hoặc điện thoại có độ phân giải lớn, chụp ở nơi có đủ ánh sáng và dưới nhiều góc độ khác nhau. Nó sẽ giúp tạo cảm giác chân thực cho sản phẩm hơn.
Mô tả sản phẩm
Sản phẩm của bạn mô tả càng chi tiết, cụ thể càng tốt. Với kinh nghiệm bán hàng trên Shopee lâu năm, nếu sản phẩm của bạn càng được miêu tả một cách sinh động, rõ nét thì càng dễ thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hơn.
Nên nhớ hãy tập trung vào những tính năng nổi bật, phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng hướng đến.Tránh lan man, không mục đích vì thực tế như vậy sẽ khó thuyết phục khách hàng hơn.
2. Bán hàng với tư cách “Shopee yêu thích” hay “Shopee Mall”
Vì sao bạn nên bán hàng với tư cách “Shopee yêu thích” hay “Shopee Mall”. Bởi với những shop được gắn yêu thích hay Mall đã được đông đảo lượng khách hàng tiêu dùng và đánh giá cao. Có sự uy tín nhất định trên thị trường. Điều đó dễ dàng thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, với Shop yêu thích hay Shopee Mall sẽ được Shopee hỗ trợ tích cực về các hoạt động truyền thông bán hàng. Có thể kể đến như ưu tiên hiển thị sản phẩm, ưu đãi về phí vận chuyển, các chương trình khuyến mại, Sale…
Nhưng để có thể bán hàng với tư cách shop yêu thích hay Shopee mai bạn phải đạt đủ các tiêu chuẩn mà shopee đề ra như doanh số tốt, phản hồi, tương tác khách hàng cao, dịch vụ ổn, đầy đủ giấy tờ pháp lý…Mỗi tuần Shopee sẽ tự động xét duyệt các shop bán hàng. Nếu shop bạn không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, chính sách bán hàng, quy định kinh doanh. Đồng thời đáp ứng đủ các tiêu chí, Shopee sẽ gửi thông báo về cho bạn. Chúc mừng!
3. Đẩy sản phẩm bán hàng lên top
Đẩy sản phẩm chính là việc Shopee hỗ trợ hiển thị sản phẩm ở đầu trang bán hàng. Việc đẩy sản phẩm này sẽ không mất phí. Nhưng mỗi ngày bạn chỉ đẩy được tối đa 6 lần. Mỗi lần 5 sản phẩm. Và cứ cách 4 tiếng thì mới đẩy được 1 lần. Nếu muốn đẩy thêm thì bạn cần phải trả thêm các khoản phí.
Đẩy sản phẩm lên top sẽ giúp đưa sản phẩm của bạn lên đầu danh mục, giữa nhiều những mặt hàng khác của đối thủ. Sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn và đương nhiên sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn.
4. Tham gia Flash Sale bán hàng trên Shopee
Với kinh nghiệm bán hàng trên Shopee của nhiều chuyên gia, tham gia các Flash Sale 1k, 9k… trên Shopee là cách tiếp cận được lượng khách hàng “khủng”. Không khó để tham gia các chương trình này. Bạn chỉ cần đăng nhập theo kênh của người bán, chọn kênh marketing –> chương trình của Shopee –> chọn chương trình sắp diễn ra -> đăng ký tham gia. Shopee sẽ kiểm duyệt xem sản phẩm của bạn có phù hợp với chương trình khuyến mãi hay không và sau đó sẽ thông báo về tài khoản.
5. Chuẩn SEO sản phẩm trên Shopee
Chuẩn SEO sản phẩm trên Shopee là như thế nào? Chính là việc mà bạn tối ưu hóa tên sản phẩm, tiêu đề, mô tả sản phẩm trên thanh công cụ tìm kiếm của Shopee.
Vậy hoạt động này sẽ mang lại hiệu quả gì? Đơn giản là, khi khách hàng tìm kiếm với từ khóa “váy xòe” thì sản phẩm váy xòe của shop bạn sẽ được hiển thị và đẩy lên top đầu kết quả tìm kiếm của khách hàng. Và lẽ dĩ nhiên, cơ hội bán sẽ tăng mạnh hơn.
Hiện nay, để SEO sản phẩm trên Shopee bạn có thể chuẩn hóa các yếu tố liên quan đến sản phẩm hoặc sử dụng thêm các chiến dịch quảng cáo của Shopee. Nếu bạn SEO tự nhiên sẽ không mất phí. Còn nếu bạn chạy quảng cáo thì sẽ phải trả phí.
♦ Chi tiết: Công thức SEO Shopee và kéo traffic hiệu quả – cứ áp dụng là ra đơn
6. Chạy quảng cáo bán hàng trên Shopee
Quảng cáo là một trong những cách thức để Shopee hỗ trợ người bán hàng tiếp cận khách hàng và tiếp thị sản phẩm nhanh chóng hơn. Với những shop bán hàng có tuổi đời còn non trẻ, quảng cáo không chỉ thúc đẩy doanh số tăng nhanh hơn mà còn giúp quảng bá hình ảnh, giới thiệu thương hiệu tốt hơn nữa. Nhưng để chạy quảng cáo, bạn cần có nguồn lực tài chính đủ mạnh, và hệ thống quản lý đủ tốt. Bởi có thể lượng đơn hàng sẽ đổ về đồn dập và gấp rút. Nếu như năng lực của shop không ổn thì khó có thể xử lý tốt vấn đề này.
7. Sử dụng các phần mềm quản lý đơn hàng Shopee
Phần mềm quản lý đơn hàng Shopee được xem là giải pháp khá hữu hiệu để hỗ trợ quản lý kinh doanh bán hàng hiệu quả trên sàn TMĐT. Không mất quá nhiều chi phí, thời gian, nhân sự để kiểm tra, rà soát, xử lý đơn hàng, theo dõi đơn hàng, đối soát đơn hàng như trước đây nữa. Việc của bạn bây giờ là đồng bộ kết nối các tài khoản Shopee và quản lý chỉ thông qua ứng dụng của phần mềm quản lý đơn hàng. Nhanh chóng gọn nhẹ và hiệu quả.
Để quản lý đơn hàng trên ứng dụng phần mềm:
Bước 1: Truy cập vào Abit.vn -> Đăng nhập -> Kết nối đa kênh -> Kết nối sàn TMĐT.
Bước 2: Bạn chọn mục “Shopee” -> “Thêm kết nối”. Kết nối đồng bộ tài khoản Shopee.
Bước 3: Quản lý đơn hàng trên giao diện phần mềm
Sau khi kết nối, các đơn hàng trên sàn Shopee sẽ được đồng bộ tự động trên phần mềm. Để xem thông tin đơn hàng bạn hãy chọn “Xử lý đơn hàng”. Chọn lọc đơn hàng theo kênh Shopee. Các đơn hàng trên Shopee sẽ hiển thị.
Và còn nhiều tính năng khác hỗ trợ quản lý bán hàng trên Shopee. Nhanh tay đăng ký sử dụng phần mềm TẠI ĐÂY.
Trên đây là kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả được sưu tầm và tổng hợp bởi Abit. Hy vọng rằng với thông tin vừa chia sẻ đã cung cấp cho bạn kiến thức bổ ích. Chúc bạn sớm thành công.