Cách sử dụng và bảo dưỡng đồng hồ báo thức.
1. Cách xử lý đồng hồ đánh chuông.
Đồng hồ để bàn hay treo tường nếu khi lên giây hay chỉnh kim không chú ý sẽ xảy ra hiện tượng đánh chuông sai. Phương pháp điều chỉnh như sau : Nếu kim chỉ 10 giờ nhưng chỉ đánh 8 tiếng chuông ta dùng một ngón tay ấn chặt kim giờ, dùng tay kia quay kim phút hai vòng thuận theo chiều kim đồng hồ là được. Chú ý khi quay kim đến 30 phút hoặc đúng giờ cần chờ cho đồng hồ đánh chuông xong rồi mời quay tiếp. Nếu kim giờ chỉ 10h nhưng lại đánh 12 tiếng chuông, ta chỉ cần căn cứ vào phương pháp trên quay ngược kim phút lại hai vòng là được.
2. Cách lau chùi linh kiện của đồng hồ treo tường loại đánh chuông.
Khi bên trong đồng hồ treo tường bám nhiều bụi đất, ta lấy 1 cục bông tẩm dầu hoả cho vào trong nắp chai nhỏ, dặt vào trong đồng hồ rồi đóng kín cửa đồng hồ lại. Sau vài ngày khi lấy bông ra, phần lớn bụi cũng đã được hút sạch. Nếu bụi quá nhiều ta cũng có thể dùng phương pháp này làm đi làm lại nhiều lần.
3. Các công dụng khác của đồng hồ đeo tay.
– Xác định phương hướng: Ta chọn giờ trên đồng hồ lúc cần xác định phương hướng chia cho 2, sau khi tìm được thương số, tìm vị trí tương ứng với thương số ấy trên mặt đồng hồ, đem số tìm được trên mặt đồng hồ chiếu thằng về hướng ánh nắng mặt trời, khi ấy số 12 ở mặt đồng hồ tương đương với hướng Bắc. Ví dụ, khi ta cần xác định phương hướng là lúc 10h sáng, ta đem 10/2=5, đem số 5 trên mặt đồng hồ chiếu thẳng về phía mặt trời, số 12 về hướng nào đó chính là hướng Bắc, các hướng khác cũng dễ dàng tìm ra được. Cần lưu ý khi xác định hướng là buổi chiều, ta phải tính giờ theo 24 tiếng. Chẳng hạn lúc xác định hướng là 4h chiều, ta phải tính là 16h. Dùng phương pháp này xác định phương hướng chính xác không kém la bàn.
– Đo nhiệt độ cơ thể: Nếu chúng ta muốn đo nhiệt độ cơ thể mà trong tay không có cặp nhiệt độ, đồng hồ có thể giúp chúng ta. Khi nhiệt độ cơ thể bình thường (36,8oC – 37oC), mạch đập mỗi phút là 76 lần. Nếu khi dùng đồng hồ đo, thấy nhịp đập của mạch là 100-120 lần/phút, thì nhiệt độ của cơ thể là 37.5oC – 38oC, nếu mạch đập mỗi phút là 120-140 lần, nhiệt độ cơ thể sẽ là 38oC trở lên. Tất nhiên ta không thể dùng phương pháp này để đo cho người có bệnh về tim mạch.
4. Cách xử lý khi đồng hồ bị thấm nước.
Nếu đồng hồ bị ngấm nước, ta có thể dùng vài lớp giấy vệ sinh hoặc vải nhung dễ hút ẩm, gói kín đồng hồ lại, để cách đèn điện 40w 15cm sấy trong vòng 30 phút, hơi nước trong đồng hồ sẽ bay hết.
– Khi đồng hồ bị ngấm nước, ta có thể đeo đồng hồ ngược lại, mặt đồng hồ vào trong, mặt trong đồng hồ lật ra ngoài. Khoảng 2 tiếng sau hơi nước sẽ bốc đi hết. Nếu nước vào quá nhiều chỉ có cách tháo ra lau cho hết nước.
5. Cách đơn giản chống vỏ đồng hồ bị ăn mòn.
Ta dùng xà phòng bánh xoa lên lớp vỏ kim loại của đồng hồ, sau đó dùng vải nhung lau sạch, làm như vậy có thể chống mồ hôi ăn mòn vỏ đồng hồ.
6. Cách làm mặt đồng hồ mới trở lại.
Nếu mặt đồng hồ có vết xước, ta có thể bôi lên đó một ít thuốc đánh răng, rồi dùng bông lau đi lau lại, mặt đồng hồ sẽ sáng bóng như mới.
7. Cách xử lý đồng hồ đeo tay bị nhiễm từ.
Khi đồng hồ đeo tay bị nhiễm từ sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác. Phương pháp xử lý rất đơn giản, ta chỉ cần lấy 1 vòng tròn bằng sắt không bị nhiễm từ, cho đồng hồ lướt qua lướt lại từ từ qua vòng sắt, sau vài phút đồng hồ sẽ nhả hết từ phục hồi lại trạng thái ban đầu.
Categories: Đời sống • Mẹo vặt gia đình • Tin tức