Cách bảo quản chế biến gạo và thức ăn làm từ gạo

Dưới đây là các cách bảo quản chế biến gạo và thức ăn làm từ gạo :

Chế biến gạo

1. Nấu cơm phải dùng nuớc sôi

Điều này nghe chừng thật đơn giản, nhưng có lẽ không phải ai cũng chấp hành. theo chúng tôi, nấu cơm bằng nước sôi là phương pháp khoa học nhất, vì vậy lượng Vitamin B1 có trong gạo sẽ không bị mất, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm nấu lại ngon.

2. Dùng nước trà nấu cơm có lợi cho tiêu hoá

Dùng nước trà nấu cơm, cơm không những thơm, màu sắc trông lạ mắt, mà còn có lợi cho tiêu hoá. Cách làm như sau: dùng 0,5 – 0,7g lá chè ngâm vào 1kg nước sôi từ 5-8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch vào gạo đã vo sạch nấu bình thường, đến khi cơm chín là được. (Tuy nhiên, ta cũng nên tuỳ theo số lượng gạo mà cho lượng nước chè cho phù hợp)

3. Mùi vị của cơm cho thêm dầu

Khi nấu cơm, cho thêm vài giọt dầu hoặc mỡ động vật cho vào cơm, cơm không những thơm, tới nhừ mà còn không bị cháy đít nồi.

4. Nấu cơm nên cho giấm

Mùa hè, khi nấu cơm, cứ 1,5kg gạo cho 2 – 3ml dấm ăn hoặc nuớc chanh, nhu vậy cơm nấu xong sẽ trắng, không bị thiu, bị chua.

5. Cơm canxi

Rửa sạch vỏ trứng gà cho vào nồi rang dòn, nghiền thành bột, rắc một ít vào gạo đã vo sạch rồi nấu thành cơm, thế là ta đã có món “cơm canxi”. Nhu vậy, người bình thường và người thiếu canxi ăn vào đều tốt.

6. Cách tiết kiệm điện khi sử dụng nồi cơm điện

Khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm, truớc khi nấu, ta nên ngâm gạo một lúc sau đó mới đổ nước sôi vào để nấu, nhu vậy cơm nấu xong vừa mềm vừa ngon, lại tiết kiệm điện.

7. Cách hấp cơm cũ

Khi hấp cơm, tốt nhất ta không nên đổ lẫn cơm cũ vào cơm mới mà phải đem hấp riêng. Cách này cũng làm rất đơn giản: Ta đổ nước hấp như các món ăn khác, khi hấp cơm ta chỉ cần lưu ý cho thêm một ít muối vào nước, tuỳ theo lượng cơm, như vậy cơm hấp và cơm vừa nấu sẽ ngon như nhau.

8. Bí quyết nấu cơm gạo cũ

Truớc tiên, ta đem gạo cũ vo sạch, dùng nước ngâm 2 tiếng, vớt lên để ráo nước. Sau đó cho gạo vào nồi, đổ một lượng nước sôi vừa phải, dùng lửa to đun sôi, tồi tiếp tục dùng lửa nhỏ đun cho đến khi chín. Nếu dùng nồi áp suất, chỉ cần đun nhỏ lửa khoảng 8 phút là cơm chín. Nấu cách này, các bạn sẽ thấy cơm thơm như mùi cơm gạo mới.

9. Nấu cháo bằng phích nước

Cho 150g gạo vào phích nước rồi đổ nước sôi vào, vài tiếng sau khi mở phích ra bạn có cháo để ăn.

Chế biến gạo

10. Nấu cháo cho phèn chua dễ nhừ

Mùa hè, khi nấu cháo đậu xanh, nếu ta cho thêm một ít phèn chua, cháo sẽ chóng nhừ giúp ta tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian.

11. Cách nấu cháo bằng cơm thừa

Dùng cơm thừa nấu cháo thường hay bị dính và cháy. Nếu trước khi nấu ta cho nước lạnh dội qua thì khi nấu sẽ không bị dính và cháy mà cháo nấu ra lại ngon nhu cháo nấu bằng gạo.

12. Mùi vị thơm mát của cháo có từ vỏ quýt

Khi nấu cháo trắng, trước khi tắt bếp, nếu ta thả vào nồi cháo vài lát vỏ quýt, như vậy cháo sẽ có mùi thơm mát.

13. Cháo ngọt thêm giấm càng thêm ngọt.

Khi nấu cháo đường, ta cho thêm một chút dấm vào cháo, cháo sẽ càng ngọt hơn, như vậy chúng ta có thể tiết kiệm được đường.

14. Cách nấu cơm nấu cháo tránh bị trào ra ngoài

– Khi nấu cháo nếu ta không để ý, cháo rất dễ bị trào ra ngoài. Nếu ta cho vào nồi vài giọt dầu vừng, sau khi sôi ta đun vừa lửa, dù cháo có sôi bao nhiêu thì cũng không bị trào ra ngoài.

– Dùng nồi cơm điện để nấu cơm, nếu nấu nhiều thì có loại nồi cũng bị trào ra ngoài. Để khắc phục tình trạng này, ta nên vo gạo trước 3 giờ, dùng một lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới đem nấu. Nhu vậy, khi nấu cơm nước sẽ không bị trào ra ngoài.

– Khi nấu cháo, ta cần đãi sạch gạo truớc, chờ nước ấm nhiệt độ khoảng 50-60 độ thì mới cho gạo vào như vậy sẽ tránh được cháo trào ra ngoài.

15. Cách xử lý cơm sống

Cơm sống là một vấn đề rất nan giải, nhất là khi nhà có khách. Để xử lý cơm sống, ta có thể làm theo phương pháp sau: đánh tơi nồi cơm sống ra, dựa theo tỷ lệ 500g gạo, 50g rượu đổ vào trong nồi dùng lửa nhỏ để đun cho đến khi ruợu bốc hết hơi, cơm sẽ hết sống, ăn cơm không sợ có mùi ruợu.

16. Cách khử mùi cơm khê

– Cho nước lạnh vào một cái bát đặt vào giữa nồi cơm khê, ấn cho miệng bát bằng với mặt cơm. Tiếp đó ta, ta đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ nồi cơm, sau 1-2 phút mở nồi cơm ra cơm sẽ không còn mùi khê nữa.

– Cơm vừa bị khê, bắc cơm ở trên bếp xuống, mở nắp vung cho vào nồi cơm 3-4 cọng hành tươi, đậy vung lại, sau vai phút mở vung lấy cọng hành ra, mùi khê của cơm không còn nữa.

– Vừa ngửi thấy mùi khê, lập tức cho nồi cơm vào trong nước lạnh sâu khoảng 3-6 cm hoặc đặt lên trên mặt đất vừa vẩy nước lạnh, khoảng 3 phút cơm sẽ hết mùi khê.

– Khi thấy cơm có mùi khê, ta có thể dùng cục than chảy đỏ cho vào trong bát, cho vào nồi cơm đậy kín vung lại trong vòng 10 phút mở vung lấy bát than ra, mùi khê sẽ không còn nữa.

– Khi thấy cơm có mùi cháy khê, lập tức tắt lửa, đặt lên trên cơm một miếng vỏ bánh mì,rồi đậy nắp vung lại sau 5 phút, vỏ bánh mỳ sẽ hút hết mùi khê.

17. Gạo và hoa quả không đuợc để lẫn nhau

Nếu để hoa quả và gạo lẫn nhau, hoa quả sẽ bị khô quắt mà gạo sẽ bị mốc hỏng.

Categories: Ẩm thựcĐời sốngMẹo vặt gia đình

Thẻ:, , ,

CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV HÀNH TINH XANH TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 024 7307 5955
CHI NHÁNH PHÍA NAM
Địa chỉ: 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Tel: 028 7307 5955