Giao tiếp kém – bạn đang tự cô lập chính mình
Giao tiếp kém không chỉ ảnh hưởng tới các mối quan hệ mà còn là nguyên nhân lớn khiến bạn thất bại trong công việc. Nếu bạn không nhận ra điều này sớm, sẽ rất ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Vì vậy việc cải thiện kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng, hãy cùng tìm hiểu bài viết này để nâng cao kỹ năng giao tiếp bạn nhá :
1. Nguyên nhân thất bại trong giao tiếp kém
a. Chỉ thấy điểm yếu của bản thân
Bạn cũng không thể giao tiếp tốt khi bạn bị dằn vặt những lỗi lầm, thất bại của mình, những đau khổ trong quá khứ. Đó chính là bức tường cản trở thành công. Tất cả những người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống không phải là không có điểm yếu kém, cũng không phải là họ chưa bao giờ mắc lỗi, chưa bao giờ thất bại.
Cổ nhân từng đúc kết “nhân vô thập toàn”.
Những điểm yếu kém tồn tại như một lẽ hiển nhiên. Vấp ngã, thất bại là quy luật tất yếu để con người phát triển và đi lên phía trước. Sự khác nhau giữa người thành công và người thất bại, người hạnh phúc và đau khổ chính là cách họ vượt lên trên những nỗi đau, họ phát huy sở trường của mình.
Nếu như người ta chỉ nhìn vào điểm yếu kém của mình thì chắc chắn là họ sẽ tự ti. Ai cũng từng thất bại, ai cũng từng đau khổ. Nhưng những người lạc quan sẽ hạnh phúc hơn những người suy nghĩ tiêu cực về bản thân, cuộc sống và những người xung quanh.
Việc nhận ra khuyết điểm giao tiếp kém là rất quan trọng bởi từ đó bạn mới có thể sửa sai. Nhưng sẽ ra sao khi bạn cứ chăm chăm đổ lỗi, dằn vặt thất bại của bản thân. Đó chính là rào cản lớn nhất cản trở thành công nhưng sự khác nhau giữa người thất bại và người thành công chính là cách họ vượt lên trên những nỗi đau đó để trưởng thành và thành công.
Thực tế, mọi hành động, lời nói của con người đều xuất phát từ suy nghĩ. Đó là bức tường lớn ngăn trở khiến họ rất khó khăn khi giao tiếp.
b. Thói quen đổ lỗi
Thói quen này vô tình được cha mẹ hình thành cho chúng ta từ khi còn nhỏ, nếu ta chỉ soi lỗi của người khác thì sẽ không sửa được lỗi của mình, việc đổ lỗi là một điều không hay trong giao tiếp dẫn để khả năng giao tiếp kém, không khéo léo linh hoạt trong xử lý tình huống. Hậu quả của nó rất nguy hại :
Một là Đánh mất cơ hội phát triển của chính mình : Nếu ta chỉ đi tìm lỗi của người khác thì ta sẽ không sửa lỗi được của chính mình. Và khi ta không sửa được lỗi thì ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.
Hai là Mọi người né tránh : Không ai muốn làm việc với một người luôn tìm mọi lý do để giải thích tại sao mình không làm được. Mọi người có thể chấp nhận bạn mắc lỗi một vài lần đầu, nhưng họ không thể chấp nhận một người chuyên đổ lỗi. Đó là nguyên nhân giao tiếp kém với đồng nghiệp về lâu dài.
Ba là Gây hiềm khích, mất đoàn kết : Khi đổ lỗi chắc chắn là xảy ra tranh cãi. Vấn đề sẽ không dừng lại ở công việc mà chuyển sang giải quyết vấn đề cá nhân. Tất cả sẽ tập trung vào việc “bới lông tìm vết”. Người nọ chứng minh người kia sai, kém. Hiềm khích rồi thù hằn cá nhân cũng nảy sinh từ đó.
c. Không có điểm chung
Việc tìm được tiếng nói chung là vô cùng quan trọng vì giao tiếp kém hiệu quả cũng từ lý do cuộc nói chuyện bị lệch pha, đôi bên nói chuyện không vừa lòng nhau. Chính vì điều đó, hãy cố gắng tìm điểm chung trong câu chuyện bạn đang nói, nó cũng thể hiện một phần bạn là một người khéo léo trong giao tiếp.
d. Không biết lắng nghe
Có nhiều người có thói quen chỉ lắng nghe những điều mình thích và quan tâm mà không thích nghe những điều mang tính chất chia sẻ cá nhân người nói. Hoặc có người thích thể hiện, cướp lời, nhảy vào miệng người khác nói thao thao bất tuyệt mà không để ý đến tâm trạng thái độ của người nghe.
e.Truyền tin kém hiệu quả
Bạn có biết, trong một thông điệp truyền đi cho người khác thì tỉ lệ lời nói chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và cách nói sẽ chiếm 38%. Tuy nhiên, khi giao tiếp chúng ta quá chú trọng vào lời nói mà không quan tâm tới giọng nói và cách nói sẽ có thể là một trong những nguyên nhân giao tiếp kém mà ít ai để ý.
Tùy từng đối tượng, trình độ và tuổi tác khác nhau, văn hóa khác nhau thì cách ta thể hiện cũng phải khác nhau. Với người già thì không nói quá nhanh, với thanh niên thì không nên nói quá chậm… Kỹ năng truyền tin phải thường xuyên thực hành trong đời sống mới có thể tốt hơn.
f. Giao tiếp kém do định kiến
Vẫn còn đó nhiều định kiến như: nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn vẻ; nói với thầy giáo, thủ trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền Trung kiêu ngạo, người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; mẹ chồng thì khó tính, mẹ kế thì độc ác,…
Ngoài ra, nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả còn bởi những vấn đề như: Bất đồng ngôn ngữ, thời gian giao tiếp không phù hợp…
Thật uổng phí nếu bạn là người có năng lực, tận tâm với công việc và chân thành với mọi người nhưng lại không gây được thiện cảm trong các mối quan hệ chỉ vì ăn nói vụng về và trông có vẻ “thiếu tự tin” khi ở giữa đám đông.
2. Hậu quả của giao tiếp kém
Chắc chắn rằng việc giao tiếp kém đầu tiên thấy được tác hại của nó là bạn sẽ cảm thấy cô độc, tách biệt với tất cả mọi người, cho dù bạn có khả năng làm việc tốt đến mấy thì việc giao tiếp kém cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công việc và tiếp tục mở rộng nhiều mặt trong cuộc sống sau này.
Ngoài ra, vấn đề giao tiếp kém kéo dài sẽ cản trở chúng ta hợp tác với cấp trên, đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình. Giao tiếp kém còn ảnh hưởng tới việc tìm kiếm bạn đời, xây dựng gia đình và giáo dục con cái sau này.
3. Cách khắc phục giao tiếp kém
a.Hãy luyện tập giao tiếp bằng mắt
Ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn, việc giao tiếp kém chính là bạn không dám nhìn thẳng vào mắt đối phương. Vì vậy, khi trò chuyện bạn nhất định phải hướng mắt về phía đối phương khiến người đối diện cảm thấy được tôn trọng và tiếp tục cuộc trò chuyện. Cũng chú ý không nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện vì khi đó cảm giác bị giám sát sẽ làm họ cảm thấy không thoải mái và không muốn tiếp tục chia sẻ cùng bạn.
b.Tập nói chuyện phiếm
Không nhất thiết phải thể hiện khả năng chém gió mà tỏ ra mình là người có học vấn cao, thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Đơn giản để tránh giao tiếp kém, vô vị là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
c. Thỉnh thoảng nên nhờ vả người khác
Sự thất bại trong việc giao tiếp kém là do sự rụt rè không dám nhờ vả, bởi nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn thì bạn rất khó mà thành công ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.
Nói tóm lại, kỹ năng giao tiếp ứng xử có vai trò lớn trong cuộc sống cũng như trong công việc chúng ta. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử chính là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân một cách toàn diện.
d. Một vài hành động ứng xử giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử của mình.
– Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hoặc cố tỏ ra vui vẻ, thân thiện, giả bộ quan tâm tới người khác như vậy sẽ gây ấn tượng xấu với người đối diện.
– Nói chuyện rõ ràng, ngắn gọn, không nên nói quá nhiều những chuyện rườm rà, không liên quan, sẽ dễ gây nhàm chán cho người nghe.
– Đừng cố nói dối, nếu không thể nói ra sự thật hãy chọn cách im lặng. Ví dụ như khi một ai đó muốn bạn đưa ra nhận xét về đồ dùng cá nhân của họ, nếu bạn không cảm thấy ưng ý và cũng không thể nói ra thì nên dùng cách nói giảm nói tránh, tuyệt đối không nên nói dối dù lời nói ấy hoàn toàn vô hại.
– Nếu nói chuyện với một đám đông thì đừng nên nói thầm hoặc có cử chỉ viết giấy, to nhỏ với người đối diện Đây là hành vi thiếu lịch sự mà mọi người nên lưu ý để tránh mắc phải.
– Không nên tâm sự chuyện riêng với quá nhiều người. Chuyện cá nhân là những bí mật bạn nên giữ cho chính mình, vì không ai có thể “thương” bạn như chính bản thân mình.
– Không ngắt lời khi một người đang hứng thú trò chuyện cùng bạn, vì khi bạn ngắt lời của họ thì lần sau họ sẽ không muốn chia sẻ cùng bạn nữa.
– Khi nói chuyện nên tạo khoảng cách nhất định để cuộc trò chuyện có thể diễn ra thoải mái và mang lại hiệu quả giao tiếp cao nhất. Ví dụ khi nói chuyện với người già bạn nên đúng gần lại một chút vì người già có thể bị lãng tai và nghe không rõ.
Nhìn chung kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không có giao tiếp đồng nghĩa với việc không có mối quan hệ, từ đó sẽ không có sự phát triển cho bản thân và cho toàn xã hội. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử chính là con đường ngắn nhất để hoàn thiện bản thân một cách toàn diện.
Bản thân mình là một nhân chứng, từ khi thay đổi kỹ năng giao tiếp ứng xử cuộc sống của mình trở nên đa dạng và phong phú hơn với nhiều mối quan hệ mới. Điều đó thật tuyệt để mình bước gần đến ngưỡng cửa thành công.
Categories: Kiến thức/ Kinh nghiệm • Tuyển Dụng