Những khó khăn bất cập trong việc thu gom rác ở nông thôn
Thời gian qua, công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn đã được các địa phương trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh, từng bước hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan. Tuy nhiên, hoạt động thu gom rác thải ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, cần tập trung các giải pháp khắc phục.
Đầu tư phương tiện vận chuyển rác chưa phù hợp.
Sau khi thành lập, HTX môi trường Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) được Sở Tài nguyên & Môi trường hỗ trợ 10 xe vận chuyển rác thải. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, phương tiện trên đã bộc lộ những hạn chế.
Xe đẩy rác ở nhiều địa phương sử dụng do không phù hợp điều kiện GTNT đành bỏ phí.
Ông Trần Văn Anh – chủ nhiệm HTX cho biết: “Địa bàn rộng, dân số đông, rác thải nông thôn nhiều, cung đường vận chuyển giữa các nhà dân cách xa nhau, nhiều khi chỉ đi được 3 nhà là đã chất đầy ụ 1 xe, không thể đẩy đi được nữa. Ngoài ra, các tuyến đường từ thôn xóm ra các điểm tập kết rác được bố trí ngoài đồng, cách xa 5-6km, trong khi đó hầu hết đang là đường đất nên không thể dùng xe đẩy. 10 xe đẩy được tỉnh hỗ trợ chúng tôi đành xếp cất. Để vận chuyển rác, chúng tôi phải dùng xe kéo (xe bò lốp)”.
Tương tự, HTX Điện – Môi trường Cẩm Bình được Tỉnh đoàn hỗ trợ 12 xe đẩy nhưng cũng không thể đem vào sử dụng vì lý do không phù hợp với điều kiện thu gom rác và hệ thống giao thông nông thôn của địa phương. “Hiện tại, HTX vẫn phải sử dụng xe kéo tự chế để đi thu gom rác tại các hộ dân về bãi tập kết. Xe kéo tự chế có công suất chở gấp 4-5 lần xe đẩy tay và đặc biệt thuận lợi khi kéo đi trên các đoạn đường chưa có bê tông. – ông Trác Hoàng Quế – Chủ nhiệm HTX Điện – Môi trường Cẩm Bình, cho biết.
Không những xe đẩy rác không phát huy tác dụng mà hơn 30 thùng đựng rác bằng bê tông (đường kính 1,8 m, cao 1m) của xã Cẩm Thành và 24 thùng đựng rác bằng cao su ở xã Cẩm Bình được đặt tại các khu dân cư cũng không phát huy tác dụng. Theo ông Quế, việc sử dụng các thùng rác nông thôn mới tại các điểm dân cư cũng còn nhiều khó khăn, bất cập mà lỗi cơ bản do ý thức người dân chưa cao. Tại các thùng đựng rác, người dân vô ý thức đã bỏ xác súc vật chết vào đó, mỗi lần đổ rác, công nhân nhiều người nôn thốc, nôn tháo. Vì vậy, giải pháp của chúng tôi là quy định người dân bỏ rác vào bao tải, mỗi khi có kẻng thu gom rác là đưa ra đổ vào xe rác.
Theo số liệu báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường, đến nay toàn tỉnh có 114 HTX, tổ đội vệ sinh môi trường, trong đó có 72 HTX, tổ đội được hỗ trợ 383 xe đẩy, 62 thùng đựng rác bằng nhựa với tổng trị giá hơn 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại nhiều HTX, tổ đội vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn, chúng tôi đều nhận được ý kiến phản ảnh về sự không phù hợp của xe đẩy trong điều kiện GTN như hiện nay. Vì vậy, khi sử dụng nguồn ngân sách hay các nguồn tài trợ khác, cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển rác thải phù hợp với điều kiện giao thông tại địa phương.
HTX môi trường vùng nông thôn: thu không đủ chi.
HTX môi trường Cẩm Thành có 19 cán bộ, xã viên, thực hiện thu gom rác cho hơn 1.000 hộ dân. Với mức phí theo quy định của UBND tỉnh hiện nay là 7.000 đồng/hộ/tháng, mỗi năm HTX chỉ thu được khoảng 84 triệu, nếu thu đủ (1.800 hộ) cũng chỉ được 150 triệu đồng. Trong khi tiền lương cho cán bộ xã viên và tiền thuê xe chuyên dụng chở rác về nhà máy xử lý rác mất gần 350 triệu đồng. “Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, tôi đang phải bỏ tiền nhà gần 200 triệu để trả lương cho xã viên và thuê xe đổ rác. Nếu không có giải pháp kịp thời, HTX môi trường sẽ rất khó tồn tại”.
Những khó khăn của HTX môi trường Cẩm Thành cũng là khó khăn chung của các mô hình thu gom rác thải nông thôn hiện nay. Do thiếu kinh phí nên các HXT chọn giải pháp tình thế, chờ đống rác đủ một chuyến xe thì mới bốc đi. HTX có điều kiện thì 1 tuần thu gom 1 lần, không có điều kiện thì 2 tuần thậm chí 1 tháng thu gom 1 lần. Điều này lý gải vì sao nhiều địa phương có HTX, tổ đội thu gom rác thải nhưng tình trạng rác thải chất đống ven đường, gần các điểm công cộng gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường nông thôn vẫn diễn ra.
Theo ông Trần Văn Anh – chủ nhiệm HTX môi trường Cẩm Thành, định mức thu phí môi trường áp dụng cho vùng nông thôn theo QĐ 28/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh (7.000 đồng/hộ/tháng) là quá thấp so với điều kiện thực tế hiện nay. Để bảo đảm chi phí, mỗi hộ nông thôn ở các khu vực xa bãi rác chính cần phải đóng mức phí 13 – 15 ngàn đồng/tháng, thậm chí 30-50 ngàn đồng (hộ kinh doanh).
Theo mục tiêu của tỉnh, đến năm 2015, có 90% rác thải nông thôn được thu gom, trong đó có hơn 50% được xử lý. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh cần nghiên cứu điều chỉnh mức giá thu gom rác thải tại vùng nông thôn, đồng thời có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển rác thải phù hợp với điều kiện giao thông địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc nộp phí vệ sinh là nghĩa vụ, trách nhiệm, góp phần tạo nguồn thu chi trả cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.
Hành Tinh Xanh – Địa chỉ chuyên cung cấp các loại thùng rác nhựa cao cấp, thùng rác công cộng giá rẻ, thùng rác công nghiệp, thùng rác y tế giá rẻ,…thương hiệu Paloca giá rẻ nhất trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu mua thùng rác giá rẻ vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0981.228.766 – 0912.026.829 để nhận báo giá và những tư vấn chi tiết nhất về mẫu thùng rác mà bạn đang mong muốn.
Thông tin liên hệ công ty CP Thương Mại và Dịch vụ Hành Tinh Xanh:
- CHI NHÁNH PHÍA BẮC
Tầng 4, Tòa Nhà Hàn Việt, 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tel: 024.7307.5955 / 024.3627.5955 – Fax: 024.3627.5956
- CHI NHÁNH PHÍA NAM
Địa chỉ:165/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Tel: 028.7307.5955 / 028.6660.8904 – Fax: 028.3559.2001
Categories: Thùng rác nhựa • Tin tức