Mô hình 5S của người Nhật và vai trò của thùng rác trong mô hình
Mô hình 5S của người Nhật là văn hóa doanh nghiệp đã vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản và được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cùng thử tìm hiểu mô hình 5S của người Nhật trong vệ sinh và vai trò của thùng rác trong mô hình này nhé!
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Phương pháp 5S được phát mình bởi người Nhật và họ cũng rất tự hào khi cả thế giới áp dụng phương pháp này của họ.
5S là gì?
5S là 5 chữ S xếp từ 5 chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”
Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”
Thật may mắn, khi dịch sang tiếng Việt thì cũng tạo được 5 chữ S, đó là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”
Cùng tìm hiểu 5S về vệ sinh:
SERI (Sàng lọc):
Là xem xét, phân loại và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/ chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.
SEITON (Sắp xếp):
Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.
SEISO (Sạch sẽ):
Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.
SEIKETSU (Săn sóc):
Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.
SHITSUKE (Sẵn sàng):
Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất tập thể.
Trong một doanh nghiệp, 5S được áp dụng sẽ có tác dụng lên mọi mặt của doanh nghiệp từ sản xuất, kinh doanh, truyền tải thông tin … đến vệ sinh, văn hóa doanh nghiệp.
Thùng rác đóng một vai trò quan trọng trong mô hình 5S tại doanh nghiệp. Thùng rác là vật dụng nhỏ nhoi nhưng nó lại đứng cạnh tất cả các chữ S trong mô hình. Thùng rác cần có mặt trong văn phòng vừa làm nhiệm vụ của mình vừa hỗ trợ các mắc xích trong mô hình 5S.
Categories: Đồ dùng văn phòng • Thùng rác inox • Thùng rác nhựa