Giới thiệu về 3 loại gờ giảm tốc độ thường thấy
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị kinh doanh các thiết bị giao thông và đặc biệt là gờ giảm tốc. Vậy gờ giảm tốc được làm từ chất liệu gì? Ưu và nhược điểm của từng loại chất liệu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay với bài viết sau
1. Gờ giảm tốc bằng nhựa
Gờ giảm tốc nhựa là thiết bị được làm từ chất liệu PVC được lắp đặt ở nhiều vị trí như tuyến đường trong thành phố, đường dành cho người đi bộ, nơi ngăn cách các công trình kiến trúc…
Ưu điểm:
– Sản phẩm được thiết kế với 2 màu đen và vàng tương phản nhau giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết một cách nhanh chóng.
– Bề mặt được thiết kế các đường rãnh chống trơn trượt , tránh đọng nước khi trời mưa gây hư hại cho sản phẩm.
– Sản phẩm có khả năng chịu lực tốt, dễ dàng tháo lắp bảo trì bảo dưỡng
– Những chiếc gờ giảm tốc bằng nhựa này có giá thành rẻ
– Không có hiện tượng rung lắc mạnh khi xe qua lại, hiệu quả giảm xóc tốt
Nhược điểm:
Những sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa như gờ giảm tốc bằng nhựa khi lắp đặt ngoài trời hoặc trong điều kiện khắc nghiệt sẽ thường không bền, dễ bị hư hỏng
2. Gờ giảm tốc bằng thép đúc
Những thiết bị như gờ giảm tốc bằng thép đúc được làm từ chất liệu thép không gỉ nguyên khối. Sản phẩm thường được lắp đặt tại những vị trí có xe trọng tải lớn lưu thông lớn,…
Ưu điểm:
– Sản phẩm gờ giảm tốc thép đúc chắc chắn, bền
– Sức chịu lực nén trong thời gian dài, tuổi thọ sử dụng cao
– Độ hao mòn gây ra cho xe ít, không tiếng ồn
– Có tính năng giảm xóc, có khả năng chống lại va đập tốt.
– Chất liệu của loại gờ bằng thép này có khả năng chịu lực lên tới 180-200 tấn
Nhược điểm:
So với các chất liệu khác thì giá thành của sản phẩm khá cao, đồng thời sản phẩm chỉ thích hợp với những đoạn đường có xe tải nặng qua lại nên không được sử dụng phổ biến.
3. Gờ giảm tốc cao su
Gờ giảm tốc cao su là thiết bị đảm bảo an toàn giao thông được phổ biến nhất hiện nay. Sản phẩm được làm từ chất liệu cao su đúc đặc bền chắc… có thể dễ dàng nhận thấy thiết bị này thường được lắp đặt nhiều tại sử dụng nhiều trên các tuyến đường có lượng xe cộ lưu thông qua lại lớn như cổng trường học, bệnh viện, chỗ gửi xe tòa nhà, tầng hầm đậu xe…
Ưu điểm:
– Do được làm từ chất liệu cao su nên sản phẩm siêu bền và độ đàn hồi tốt.
– Đồng thời sản phẩm có độ chịu lực cao
– Dễ dàng lắp đặt với “kỹ thuật cọc neo giãn nở bên trong”, thuận tiện cho việc vệ sinh bảo trì
– Màu sắc của sản phẩm cũng khá bắt mắt với hai màu chủ đạo là đen và vàng.
– Những chiếc gờ cao su có thiết kế với tác dụng giảm xung lực, giảm tốc độ xe, nâng cao sự an toàn
– Gờ có độ bền, chịu lực cao được lựa chọn để lắp đặt nhiều tại các cổng bệnh viện, khu công nghiệp, trước các tòa nhà. Có tác dụng giảm tốc độ khi tới các khu vực nguy hiểm, các khu vực bảo vệ.
– Mặt gờ cao su cao cấp kháng được với tất cả dung môi, axit loãng, kháng ánh sáng mặt trời và tác động của tia ozon
– Khả năng sử dụng rất tốt trong môi trường điều kiện thời tiết khắc nghiệt
– Phần bề mặt của sản phẩm được thiết kế vân chống trượt đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông qua không bị trơn trượt.
Nhược điểm:
Trong một số trường hợp khi khách hàng lựa chọn sản phẩm không phù hợp đối với những loại xe thường xuyên lưu thông qua khu vực dẫn đến lắp đặt sai loại chịu trọng tải, vượt quá giới hạn trọng tải sẽ khiến sản phẩm nhanh bị hư hỏng
-
Xem thêm: Gờ giảm tốc độ xe máy
Kết luận:
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của 3 loại gờ giảm tốc độ thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Hi vọng qua những thông tin này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về gờ giảm tốc độ và có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp với tiêu chí của mình. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn về sản phẩm, báo giá chi tiết sản phẩm bạn hãy liên hệ với Hành Tinh Xanh thông qua hotline Miền Bắc: 0981.228.766 hoặc hotline Miền Nam: 0912.026.829
Categories: An toàn giao thông • Chưa phân loại