Ý thức của người Việt

Về rác, chắc hẳn ai cũng biết đường phố Việt Nam đầy rác. Hàng đêm, hễ anh chị lao công dọn hết rác thì mọi người lại vứt rác ra. Công lao những người dọn rác thật là lớn lao, họ cần mẫn làm việc hàng ngày. Sự nhẫn nại của họ cũng thật lớn, có những con phố họ vừa quét xong đi chưa được 15 mét thì đằng sau họ, người ta lại mang rác ra vứt ở vỉa hè.
y-thuc-vut-rac-cua-nguoi-viet
Có người nói, Hà Nội thiếu thùng rác giá rẻ nơi công cộng. Một dạo chính quyền chi rất nhiều thùng rác công cộng đặt khắp các tuyến phố. Nhưng kỳ lạ thay, nhiều thùng rác vẫn trống không và rác vẫn vứt ra ngoài đường. Như vậy, không phải Việt Nam thiếu thùng rác mà Việt Nam thiếu ý thức giữ gìn môi trường chung.

Lấy một thí dụ để thấy rõ hơn cái ý thức về rác của người Việt. Điều dễ nhận thấy nhất là vào các hàng quán bình dân Việt Nam. Dưới chân luôn đầy các giấy ăn, vỏ chanh, xương xẩu…Có thời người ta nói: Có thùng rác đâu mà chả vứt dưới đất. Lại biện minh cho sự thiếu ý thức bằng việc thiếu vật chất. Ngay cả khi chủ quán có để dưới mỗi gầm bàn một chiếc thùng rác thì rác vẫn được ném dưới đất, xương vẫn bị ném xuống đất. Tôi tin rằng chính những con người đó khi dùng bữa tại nhà, rác họ sẽ để gọn gàng vào một chỗ sao cho nhà không ngập rác. Hẳn là vậy rồi. Về bản chất ai cũng yêu thích sự sạch sẽ nhưng họ lại rất ích kỷ với những người xung quanh, ích kỷ với môi trường. Khi tham gia vào các hoạt động xã hội họ không cần biết đến việc ai sẽ dọn rác cho mình. Hay họ nghĩ là có lao công dọn hàng đêm nên họ có quyền vứt rác ra đường. Chắc vậy rồi, nên hễ tới dịp lễ hội mà nhiều người ra đường, tụ tập chốn đông người như Tết nguyên đán, Trung Thu hoặc như đám cưới, đám hỏi và các loại đám khác y như rằng sẽ có rất nhiều rác. Thanh niên ăn mặc đẹp đi chơi với bạn, ăn xong cũng thản nhiên để rác lại trên các thảm cỏ xinh đẹp. Người già và trẻ em cũng như vậy. Nếu người lớn còn thiếu ý thức như vậy thì làm sao có thể tạo cho trẻ em cái ý thức giữ gìn môi trường được.

Có lần mình đi chơi cùng một khối lớp tiểu học của trường khá nổi đình nổi đám. Khuôn viên trường thì khá sạch sẽ. Giáo viên cũng có ý thức lắm! Nhưng cũng giống như mọi người Việt khác đến những nơi công cộng, vui chơi thì cái ý thức về giữ gìn môi trường cũng rơi rớt đi khá nhiều. Mình cũng nhắc mấy bé nhặt rác bỏ vào thùng, các cháu sợ người lớn nên đành phải nghe mặc dù không muốn. Như vậy cái việc đào tạo ý thức thấy rác nhặt bỏ vào thùng của người Việt còn kém lắm! Muốn thay đổi điều này đâu có dễ.

Quan niệm về rác cũng gắn chặt với ý thức về sự ngăn nắp của người Việt. Mình để ý thấy những ai thuần Việt nhất – có nghĩa là chưa từng đi nước ngoài thì hiếm có người ý thức được về sự ngăn nắp. Ví dụ như cái ý thức đi vào nhà, phòng phải để giầy, dép thật gọn gàng hoặc lấy thứ gì ra thì phải để lại như cũ của người Việt mình kém lắm! Có em phàn nàn với mình: “Chồng em nhỏ nhặt lắm!”, mình hỏi: “Răng sao mà nhỏ nhặt.” Cô em cong môi trả lời: “Chồng em lúc nào cũng soi việc để dép gọn gàng của con em và mọi người trong nhà, trong khi đấy thì chồng em chẳng chịu lau nhà hay làm việc nhà mấy!”. Biết cô này hơi bướng mình cũng chỉ cười trừ mà không bình luận gì cả. Hai việc đó là 2 việc khác nhau em ạ. Cái ý thức gọn gàng phải được rèn từ tấm bé, chồng em muốn rèn con em một cái đức tính tốt đấy! Còn chồng em có muốn làm việc nhà hay không thì chắc có nguyên nhân khác. Đừng gộp 2 chuyện đó làm một. Cũng thật lạ khi một ý thức tốt như vậy bị cho là “nhỏ nhặt”, vậy cái gì là lớn và cái gì là nhỏ. Về căn bản, cái suy nghĩ của cô em này mình thấy khó chấp nhận được. Cũng chuyện tương tự, trong văn phòng làm việc cũng rứa. Nếu người nào thuần Việt thì để dép cực lộn xộn, lấy đồ ra rồi không bao giờ để đúng vào như nguyên trạng ban đầu.

Nếu so với người Nhật thì người Việt thua xa nhiều khoản. Riêng cái ý thức về rác, gọn gàng thì càng phải học tập. Nếu người lớn không có ý thức thì rất khó có thể làm gương cho thế hệ sau. Chắc chắn trong tương lai xa nữa, báo chí ta còn phải nói nhiều về vấn đề này.

Tại sao người Nhật lại vậy còn người Việt lại thế. Ngày trước, mới vào làm Yamaha còn lạ lẫm lắm! Được các bạn Nhật giảng về 5S cũng lơ mơ biết qua được nội dung chứ nhận thức một cách sâu sắc thì chưa có. 5S chính là Seiri – Sàng lọc, Seiton – Sắp xếp, Seiso – Sạch sẽ, Seiketsu – Sẵn sang, kỷ luật. Trong 5 định nghĩa đó thì Shitsuke là thứ tối quan trọng bởi vì nó là kỷ luật, là sẵn sang. Có thể có người chưa hiểu thế nào là kỷ luật, là sẵn sang. Đơn giản thôi, hãy hiểu nó là tinh thần chuẩn bị để thực hiện các điều khác. Ví dụ như khi nhìn thấy rác, mọi người phải có ý thức là nhặt rác và bỏ vào thùng rác gần nhất, hay làm xong là phải dọn sạch sẽ. Đi các công trường xây dựng ở Nhật, sạch sẽ vô cùng, đâu ra đấy, ít bụi bặm. Ở Việt Nam thì hoàn toàn trái ngược. Cách đây 10 năm, mình thấy Makino đi cùng sếp lớp, thấy rác là Makino nhào ra nhặt rác rồi cất vào túi, mình ngạc nhiên lắm! Giờ mình đã hiểu rõ hơn về điều này. Ấy thế nên trên đường phố Nhật, ta có thể nhìn thấy cảnh người Nhật nhặt phân chó cho vào túi bong mỗi khi đi dẫn chó đi dạo.Ở Việt nam thì sao? Chó tè thì người cũng tè.

Categories: Du lịchDu lịch phượtĐịa điểm du lịchGiải tríKinh nghiệm du lịchMôi trườngThùng rácTin tức

CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV HÀNH TINH XANH TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 024 7307 5955
CHI NHÁNH PHÍA NAM
Địa chỉ: 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Tel: 028 7307 5955