Cách bảo quản, sửa chữa giày, tất .

1. Cách đi giày da mới.

Nhiều người không thích đi giày da mới, vì giày da mới thường bị cứng, làm đau gót chân. Để làm giày không bị cứng, ta có thể dùng một miếng mút thấm ướt rồi làm ướt phần da cọ vào chân, sau 1 tiếng, phần da đó sẽ mềm ra, khi đi vào sẽ không khó chịu nữa. Nhưng cũng không nên thường xuyên làm như vậy, vì làm ướt bề mặt da thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giày.

sửa chữa giày

2. Cách lau, đánh giày.

– Trong vỏ chuối có chất danning, nếu ta dùng để lau vết bẩn dầu trên giày da (hoặc túi da, ví da) thì vết bẩn không những sạch mà bề mặt da còn sạch sẽ như mới.

– Sữa bò sau khi uống còn thừa hoặc để lâu đã hỏng, ta không nên vứt bỏ, mà có thể dùng để lau giày và các đồ da khác sẽ có tác dụng giúp cho da giày không bị khô nứt.

– Khi đánh giày, ta có thể trộn và chỗ si cần đánh vài giọt giấm ăn, da giày sẽ sáng bóng và không dễ bám bụi bẩn.

– Ta có thể dùng tất da chân hoặc tất ni lông cũ lồng vào bản chải đánh giày, sau đó thấm vào si để đánh giày, như vậy giày sẽ sáng và rất bóng.

– Giày da màu sáng rất dễ bị dây bẩn. Khi lau, đánh giày, trước tiên ta nên dùng nước chanh lau bề mặt giày, rồi dùng xi để đánh, hoặc dùng thuốc đánh răng chải lên trên, giày sẽ sáng bóng như mới.

– Giày da màu trắng khi bị bẩn, trước tiên ta dùng giấm ăn để lau, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch, rồi dùng xi trắng đánh lên trên, hiệu quả sẽ tốt hơn nếu đánh giày bằng xi ngay.

– Sau khi giày trắng đã được lau sạch và bôi lên lớp dầu bóng, ta có thể dùng giấy nến để đánh, cuối cùng dùng khăn giấy ẩm lau sạch những chấm bẩn còn lại trên giày, như vậy giày sẽ giữ sạch được lâu.

3. Các cách hồi xuân cho giày da

– Giày da sau khi cất đi khoảng nửa năm, da thường trở nên cứng, thậm chí co lại. Lúc này, ta không nên lấy giày đi luôn, mà nên xoa một ít nước lên những chỗ bị cứng, sau một ngày giày sẽ tự khắc mềm ra, khôi phục lại hình dạng ban đầu.

– Với những đôi giày lâu ngày không đánh xi, lớp dầu trên bề mặt da sẽ dần mất đi, làm da giày khô cứng. Gặp trường hợp như vậy, ta xoa 1 lớp kem vadơlin lên bề mặt da, đợi cho da đã hấp thụ kem rồi mới đánh xi lên, như vậy bề mặt da sẽ mềm trở lại. Nếu da quá cứng, ta có thể dùng một miếng mỡ lợn hoặc một miếng mỡ gà xoa lên bề mặt da, rồi cho giày lên bếp lửa nhỏ hơ qua để mỡ thấm vào bề mặt da giày. Để sau vài ngày, ta dùng bông tẩm cồn lau sạch giày, tiếp đó dùng xi đánh giày như bình thường, da giày sẽ sáng bóng trở lại.

– Nếu giày da xuất hiện các vết nhăn hoặc vết nứt, ta có thể bôi lên bề mặt da một ít lòng trắng trứng, sau đó mới dùng xi để đánh giày. Nếu vết nhăn khá lớn và sâu, ta có thể lấy paraphin (hay thạch lạp) nhét vào chỗ vết nhăn hay vết nứt, rồi dùng bàn là là phẳng là được.

4. Cách làm mới giày đen đã cũ

Khi giày đen đi lâu, đi nhiều bị nhạt màu, ta có thể dùng bút lông thấm đẫm vào mực tàu đã được chấm vào lòng trắng trứng rồi mài lên nghiên cho thành mực nước quét đi quét lại trên bề mặt da giày nhiều lần. Với những chỗ bị phai màu nhiều và những chỗ có vết nứt, ta có thể quét mực nhiều hơn. Sau khi đã quét mực xong, ta đem giày ra chỗ thoáng gió râm mát để phơi cho thật khô. Tiếp đó, ta đánh xi lên, dùng bàn chải chải nhẹ, giày sẽ lại đen bóng nhmới.

5. Cách cất giữ và bảo quản giày da

– Cách bảo quản giày da tốt nhất là ít dầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ giày, tốt nhất là bôi lên bề mặt da giày một lớp mỡ lợn (cũng có thể dùng bì lợn để thoa lên) hoặc dùng dầu thực vật để thoa lên giúp bảo vệ cho da không bị khô và nhăn. Ngoài ra, trước khi cất giày đi, ta nên dùng giấy vụn nắm thành nắm tròn nhét vào bên trong giày, để chống giày bị biến dạng. Cuối cùng, ta đặt giày vào hộp giấy, cất vào nơi khô ráo. Như vậy, sau thời gian dài cất giữ, giày sẽ đỡ bị khô cứng, giúp ta giữ giày được bền lâu hơn.

– Ta cũng có thể cất giày bằng phương pháp nhét vào túi ni lông kín. Cách này rất tốt đối với những vùng có mùa hè nhiều mưa, ẩm ướt. Cách làm cụ thể như sau: trước tiên, ta dùng khăn ẩm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi lên, đợi 1 lúc, ta dùng bàn chải đánh giày, chải cho giày sáng bóng, Sau đó, ta cho giày vào 1 túi ni lông không bị thủng, cố gắng làm cho không khí trong túi thoát hết ra ngoài, cuối cùng, ta dùng dây buộc chặt miệng túi lại là được. Cách
này cũng có thể làm cho giày khỏi bị khô cứng, biến hình hoặc bị mốc.

sửa chữa giày

6. Cách chống rụng lông cho giày da lông cao cổ

Đi giày da lông vào mùa đông, thực sự là rất ấm, nhưng mỗi khi cởi giày ra, lại thấy một dúm lông trong giày bị tuột ra bám đầy vào tất. Nếu tình trạng này kéo dài, có lẽ chưa hết một mùa đông, lông trong giày sẽ dụng gần hết. Để gúp giay không bị rụng lông, ta có thể đi bên ngoài đôi tất đi thường ngày 1 đôi tất da chân hoặc tất ni lông trơn bóng, như vậy khi cởi giày ra, lông trong giày sẽ ít rụng hơn, thậm chí không còn rụng nữa. Ta làm như vậy là vì 2 loại tất đi phía ngoài nói trên rất nhẵn, giúp ma sát giữa chân và giày sẽ ít hơn mà làm cho lông không bị rụng nữa.

7. Cách tẩy vết bẩn cho giày ba ta màu trắng.

Giày ba ta màu trắng nếu bị ẩm rất dễ xuất hiện những nốt lốm đốm màu vàng hoặc màu xám, làm cho giày trở nên rất xấu. Để xoá đi các vết bẩn trên, ta có thể làm như sau: ta chuẩn bị một ít thuốc tím và axit ôxalic, dùng bàn chải lông chải dung dịch tuốc tím lên trên vết bẩn (ta pha dung dịch thuốc tím theo tỉ lệ 1/20, tức 1 phần thuốc tím, 20 phần nước, pha cho thuốc tím tan đều). sau 1 giờ, vết bẩn dần dần biến thành màu vàng nhạt, lúc này ta dùng một bàn chải khác chải dung dịch axit ôxalic lên nơi mà ta vừa chải thuốc tím (ta pha chế dung dịch axit ôxalic theo tỉ lệ 1/10, axit ôxalic 1, nước 10). Khoảng 3 phút sau, ta dùng nước thấm cho giày hơi ướt 1 chút, tẩy sạch vết axit ôxalic, cố gắng không làm cho vết nước dính ra từng phần, dùng vải ướt lau sạch, vết bẩn sẽ hết.

8. Điều cần lưu ý khi phơi giày vải

Sau khi giặt sạch giày vải, ta nên nhét vào mũi giày những hòn đá cuội đã được rửa sạch, sau khi giày khô, giày sẽ không bị biến dạng, không bị co.

9. Cách giữ sạch dây giày màu trắng

Nếu khi dây giày của bạn là màu trắng, bạn sợ rằng lỗ luồn dây giày sẽ làm bẩn dây, bạn có thể quét lên lỗ luồn dây 1 ít thuốc đánh móng tay là được.

10. Cách giữ cho loại dép xốp dép tông dùng được lâu hơn

Khi mua dép tông hoặc dép xốp mới về ta nên cho dép vào ngâm trong nước muối nữa ngày rồi mới bắt đầu đi. Làm như vậy dép sẽ không dễ bị nứt, thời gian dùng được lâu hơn.

11. Khử mùi các loại dép có đế cao su

Các loại dày dép có dế cao su sau một thời gian đi thường có mùi rất khó chịu. Để khử mùi, ta giặt sạch dày, dép phơi khô, phun một ít rượu trắng vào trong đế dày, dép (nếu dày dép mới không cần giặt có thể phun thẳng vào), phun cho đến khi đế dày không còn hút được nữa, sau đó dem phơi khô, dép sẽ không còn mùi hôi nữa.

12. Cách làm cho dày hết ẩm ở bên trong.

– Đối với những người nhiều mồ hôi, dày thường hay có hiện tượng ẩm. Trong trường hợp này, trước khi đi ngủ ta có thể đặt vào trong dày một túi bột vôi. Như vậy khi tỉnh dậy, dày sẽ khô ráo, khi đi cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời còn tránh được bệnh thấp khớp.

– Đối với loại dày có lông hoặc nỉ bên trong, do độ thông khí kém nên cũng có hiện tượng ẩm ở bên trong. Đối với các loại dày này, dùng biện pháp trên chưa chắc đã hiểu quả, ta có thể dùng máy sấy bên trong dày vài phút, như vậy dày không những khô mà còn ấm áp hơn.

13.Cách làm lót dày đơn giản

Ta lấp một quả mướp già đã khô, bỏ vỏ cắt thành hai mảnh, sửa sao cho vừa với đế dày, như vậy ta đã tạo cho mình được một đôi lót dày đơn giản rồi đó. Sở dĩ ta làm như vậy bởi mướp vốn do xơ tạo thành, khả năng hút ẩm rất tốt và rất thoáng khí, hơn nữa lại rất kinh tế, tiết kiệm.

14. Cách tính số đo dày

Hiện nay có 2 loại số đo dày khác nhau, nhiều bạn biết cách đo này lại không biết cách đo kia nên khi nhờ mua dày rất phiền. Ta có thể căn cứ theo cách tính sau để tính số độ dài của mình: nếu bạn biết số đo dày của mình là 42, vậy cách tính loại số dày kia là (42+10):2=26. Còn nếu bạn biết số ngược lại thì cách tính sẽ ngược lại.

15. Cách làm mềm xi dày bị cứng

Khi xi đánh dày bị cứng, nhưng vẫn còn dùng được, ta nhỏ một ít xăng hoặc dầu hoả vào trộn đều, xi lại dùng được như cũ.

16.Cách bảo quản xi đánh dày

Để bảo quản xi đánh dày, ta bọc xi đánh dày cẩn thận rồi cho vào trong tủ lạnh, như vậy xi sẽ không bị cứng và khô.

sửa chữa giày

17. Cách tính độ dài của tất

Khi đi mua tất không biết mình tất cỡ nào, ta có thể tính độ dài của tất bằng cách nhsau: ta dung một bên bàn tay nắm thành nắm đấm, tay kia ta cho tất (phần từ mũi chân đến gót chân) bao bọc vòng quanh một vòng to nhất của nắm đấm, nếu vừa đúng một vòng, đó chính là đôi tất vừa chân ta. Đối với người bình thường chiều dài bàn chân bao giờ cùng bằng chiều dài vòng to nhất của nắm đấm tay người đó.

18. Cách giặt và sử dụng tất dày

– Để giúp cho tất dày dùng được bền hơn, trước tiên ta đem tất đã đi bẩn giặt sạch, sau đó ta nhỏ vài giọt dấm vào nước ngâm tất một lúc phơi khô. Sau khi được giặt qua dấm sợi tất sẽ trở nên dai và bền hơn, đông thời khử được mùi hôi của tất khi đi lâu.

– Nếu tất dày đi một thời gian, trên bề mặt xuất hiện những túm sợi nhỏ nhỏ, tuy chưa bị rách nhưng cũng ảnh hưởng đến mỹ quan của tất, lúc này ta có thể lộn mặt trái của tất để đi, như vậy ta đã có một đôi tất mới.

19. Cách vá tất dày

Với những đôi tất không may bị vướng rách thủng một lỗ, ta có thể dùng thuốc đánh móng tay trong suốt không màu quét lên chỗ bị móc, làm như vậy ta không những che được vết rách, còn giúp cho vết rách không bị rộng ra.

Categories: Gia đìnhLàm đẹpMẹo vặt gia đìnhThời trang

Thẻ:, , ,

CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV HÀNH TINH XANH TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 024 7307 5955
CHI NHÁNH PHÍA NAM
Địa chỉ: 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Tel: 028 7307 5955