Gia công sửa chữa và bảo quản quần áo.
1. Quần áo lót cần giặt trước mặc sau.
Trong quá trình gia công quần áo lót, các xí nghiệp may mặc thường dùng đến rất nhiều lại thuốc hoá học để tiến hành xử lý vải nhằm giúp cho quần áo không bị co, dáng đứng, tẩy trắng, bởi vậy nếu sau khi mua về chưa giặt sạch sẽ đã mặc, các chất hoá học còn sót lại trên quần áo khi tiếp xúc với da rất dễ làm cho da bị dị ứng, ngứa, mẩn đỏ, có khi dẫn đến bị mụn. Bởi vậy, dù thế nào quần áo lót sau khi mua về nhất định phải giặt sạch mới được mặc.
2. Tận dụng khuy cúc quần áo cũ.
Quần áo đã mặc cũ, ngoài việc dùng làm giẻ lau ra, còn có những tác dụng khác. Một trong những cách đó là : ta cắt cả dải cúc và dải khuyết của quần áo ra, sau này có thể dùng để khâu vào miệng vỏ chăn, túi đựng thảm, ga giường. Ta có thể khâu dải cúc vào lớp trong của miệng vỏ chăn, dải khuyết ở ngoài, khi lấy vỏ chăn ra ngoài giặt sẽ thuận tiện hơn.
3. Cách phục hồi lớp lông trên áo bị bẹp.
Áo lông gấp cất một thời gian dài thường bị nén bẹp xuống, làm cho lớp lông cũng bị xẹp theo. Muốn làm cho lông phục hồi lại như cũ, ta có thể cho nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi, ta đem mặt sau áo lông (mặt không có lông) hơ lên nồi nước, dùng bàn chải lông để chải áo. Hơi nước đun nóng bốc lên sẽ làm cho lớp lông từ từ dựng lên và hồi phục trở lại. Nếu diện tích lông bị xẹp nhỏ, khi đun nước ta chỉ cần dùng ấm, rồi hơ áo lên vòi nước sôi là được.
4. Cách để có những bộ quần áo mặc ở nhà mát mẻ vào mùa hè sau khi đi làm về.
Vào mùa hè nóng nực, trước khi đi làm. ta đem quần áo mặc ở nhà đựng vào túi ni lông rồi cho vào tủ lạnh. Sau 1 ngày đi làm mệt nhọc trở về, tẵm xong lấy những bộ quần áo đó ra mặc, ta sẽ cảm thấy thật mát mẻ dễ chịu, giảm bớt được phần nào sự mệt nhọc và cái nóng bức của mùa hè.
5. Cách chống các nếp gấp ở quần áo khi đi công tác.
Trước khi chuẩn bị để đi công tác xa, trước hết ta phải chuẩn bị một túi ni lông lớn (không bị thủng) có thể đựng được quần áo, váy, tiếp đó ta đem quần áo mang đi gấp phẳng cho vào trong túi, bên trong chỉ để lại 1 ít không khí, rồi dùng chun hoặc băng dính buộc chặt miệng túi lại đem cho vào va li là được. Néu do bị nhiều đồ đè lên mà quần áo vẫn có những nếp gấp nhẹ, ta chỉ cần phun lên vết nhăn 1 ít nước ấm, vết nhăn sẽ hết.
6. Cách dùng khăn quàng cổ.
– Ta có thể dùng khăn quàng cổ hình vuông nhỏ buộc như thắt khăn quàng đỏ khi mặc cùng áo phông bó không cổ, trông cũng rất dễ thương.
– Với những chiếc khăn tơ tằm dài, ta có thể buộc như thắt nút hoặc như thắt ca vat trông cũng rất đẹp.
7. Cách làm đẹp áo phông.
– Ta có thể lấy sợi len nhiều màu khâu hoặc móc lên hai bên tay của áo phông trắng những hình hoa hoặc sao nhỏ, điểm xuyết cho áo thêm rực rỡ.
– Ta cũng có thể cắt 2 chiếc áo kích cỡ như nhau với 2 màu khác nhau (cắt dọc) sau đó may chúng vaò với nhau, chúng ta sưc có những chiếc áo không chỉ 1 màu. Đối với những chiếc áo cũ, bằng sự khéo tay và óc sáng tạo của mình, thông qua cách này, các bạn có thể tạo cho mình những chiếc áo đặc biệt khác.
8. Cách sử dụng các mảnh vải thừa
Một trong các công dụng của những mảnh vải vụn là khi may những bộ quần áo cho trẻ em, ta có thể chọn những mảnh vải màu cắt thành những hình con thú nhỏ để dán hoặc may vào đầu gối quần hoặc khuỷu tay cho trẻ. làm như vậy vừa có tác dụng trang điểm vừa tăng thêm độ bền cho quần áo.
9. Cách xử lý áo len mặc lâu bị mài mòn.
Nơi khuỷu tay áo len rất dễ bị mài mòn, nếu gặp trường hợp này, ta có thể lộn ống tay áo ra, may vào chỗ bị mài mòn một miếng tất da chân, vì tất da chân có độ bền cao, mềm mại, thông thoáng lại không dễ bị phát hiện.
10. Cách sử dụng băng phiến.
Trong tủ quần áo, vị trí để băng phiến tốt nhất là ngăn trên cùng của tủ quần áo, bởi vì băng phiến khi từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái khí sẽ nặng hơn so với không khí. Băng phiến được đặt trên cùng của tủ, mùi vị của băng phiến sẽ bay từ trên xuống dưới thấm vào quần áo. Với cách này sẽ phát huy được tác dụng chống gián tốt nhất của băng phiến.
11. Cách cắt vải tơ tằm nhanh.
Vải tơ tằm thường mỏng, mềm trơn, cắt may rất khó, vì vậy, ta có thể dùng 1 ít axit bendôic để làm cho vải cứng hơn (axit này là loại tinh thể màu trắng có tính bay hơi, không có hại đối với cơ thể con người). Ta hoà tan axit bendôic vào cồn rồi phun lên vải, tiếp đó dùng máy sấy tóc sấy vải ở nhiệt độ 70oC. Sấy như vậy có tác dụng làm cho cồn bốc hơi còn axit bendôic sẽ đông cứng lại trên vải. Khi vải đã cứng lại, công việc cắt may của ta sẽ dễ dàng
hơn nhiều. Tỉ lệ bốc hơi của a xit bendôic dưới nhiệt độ bình thường mỗi ngày là 10%, như vậy sau 10-15 ngày chất này trên quần áo sẽ bay hơi hết, vải cũng sẽ hồi phục lại đặc tính mềm mại của trạng thái ban đầu.
12. Cách tính vải khi mua vải may quần áo.
Với vải sợi hoá học khổ 90cm, cách tính như sau.
– Áo nam: chiều dài áo x 3 + 10cm số tính được là độ dài của vải ta cần mua. Ví dụ chiều dài áo là 72cm, ta sẽ được 72×3+10 =226cm
– Áo nữ : chiều dài áo x 3 Vải khổ 90cm dùng để may quần cách tính là chiều dài quần x2+10cm. Vải khổ đúp 143cm cách tính như sau : áo nam chiều dài áo + chiều dài ống tay áo +10cm
13. Cách phân biệt mặt phải và mặt trái của vải.
Có một số loại vai rất khó phân biệt mặt phải và mặt trái. Thường thì mặt phải của vải được dệt tinh tế và bề mặt mịn hơn mặt trái. Mặt trái của vải thường có lỗi, sợi vải dệt dài hơn mặt phải. Đối với 1 số loại vải như vải kaki len, nỉ, sợi vải được dệt chéo, mặt phải sẽ là mặt có vân chéo đi từ phía trái chéo xuống phía phải. Với những loại vải chất liệu như vải mưa, hay vải gabađin thì mặt phải sẽ là mặt có vân chéo đi từ phía phải xuống phía trái.
14. Cách đính cúc áo bằng máy khâu.
Chúng ta thường dùng tay để đính cúc áo, thực ra ta cũng có thể dùng máy khâu để đính cúc áo. Cách làm như sau : Ta tháo chân vịt ở máy khâu ra, đặt quần áo lên trên bàn máy khâu, lấy cúc đặt vào vị trí cần đính trên áo, quần đặt quần áo xuống dưới kim, chú ý khi di chuyển sao cho kim và lỗ cúc ăn khớp với nhau. May cho đến lúc cảm thấy cúc đã chắc là được.
15. Cách làm tăng độ bền khi khâu cúc áo.
– Đối với cúc áo có 4 lỗ, khi đính cúc ta không nên đính thành hình chữ thập (+) vì nhvậy các sợi chỉ khâu cúc bắt chéo nhau sẽ gồ lên, dễ bị cọ sát nên nhanh đứt. Tốt nhất ta nên khâu theo hình vuông hoặc 2 đường song song, trước khi cắt chỉ cuốn vài vòng ở giữa vải và cúc áo rồi thắt nút, như vậy chỉ rất ít khi bị đứt hoặc bị tuột ra.
– Chỉ đính cúc áo thường hay nổi lên, dễ bị mài mòn, chỉ cần đứt một sợi chỉ, cúc sẽ lỏng ra và rơi mất. Vì vậy khi đính cúc tốt nhất ta nên khâu vài mũi lại thắt 1 nút rồi lại tiếp tục khâu, khâu 1 chiếc cúc thắt vài nút chỉ, cúc áo sẽ chặt hơn nhiều, ngoài ra nếu không may đứt 1 sợi chỉ cũng không lo cúc sẽ bị roi ngay.
– Cúc áo khoác ngoài, áo complê rất dễ bị rơi. Nếu ta dùng dây câu cá loại nhỏ để khâu cúc áo sẽ rất chắc và bền. Chú ý ta cần phải chọn loại dây câu trong suốt và mảnh, như vậy khi khâu khuy vào áo sẽ không dễ bị phát hiện.
16. Tẩy vết bẩn ở cúc áo.
Cúc áo bằng nhựa khi có vết bẩn, ta có thể dùng giấy nhựa lót xung quanh cúc, sau đó dùng tẩy tẩy sạch là được.
17. Cách làm cho cúc áo sáng bóng trở lại.
Áo mặc lâu, cúc áo cũng sẽ bị mờ đi. Muốn cho cúc áo sáng bóng lại như cũ, ta có thể quét một ít thuốc đánh móng tay lên cúc rồi dùng vải mềm lau nhẹ tay, cúc áo sẽ sáng trở lại như mới.
18. Tự chế móc quần áo.
– Quần áo sau khi giặt xong dùng mắc áo mắc lên dây phơi, có lúc gió thổi làm cho quần áo dồn hết vào nhau, có khi còn bị rơi xuống đất. Để khắc phục tình trạng này, ta có thể tự chế cái móc quần áo. Cách làm như sau : ta lấy 1 đoạn dây thép số 8 dài khoảng 70cm. Từ giữa đoạn dây thép cứ cách 10cm ta lại uốn 1 vòng tròn (tổng cộng 4 cái). ở hai đầu đoạn dây thép cách 5cm ta uốn thành 1 góc vuông. Cuối cùng ở hai đầu dây ta uốn thành 2 móc nhỏ (để móc lên dây phơi). Như vậy, 1 cái móc quần áo để chống gió đơn giản đã được làm xong.
– Trên móc mắc quần áo, ta treo thêm 1 sợi dây chun tròn (loại day dùng để buộc miệng túi). Khi không phơi quần áo, sợi dây chun sẽ được treo ngay đoạn ngang ở phía dưới móc. Khi phơi quần áo ta vòng sợi dây chun buộc vòng từ đoạn ngang lên trên móc để cố định mắc áo vào 1 chỗ. Chú ý khi móc dây chun nên buộc chặt 1 chút, để tránh tình trạng chun trơn mà mất tác dụng.
Categories: Gia đình • Mẹo vặt gia đình • Tin tức