Tình trạng báo động ô nhiêm môi trường hiện nay – hướng giải quyết
Điều gì xảy ra nếu tôi nói với bạn rằng chúng ta đang chết từng ngày, từng giờ. Nghe có vẻ đáng sợ phải không? Nhưng không, những gì tôi sắp chia sẻ dưới đây là những gì đang hiện hữu, đang tiếp diễn, đang và đang và sẽ tiếp tục diễn ra đến khi loài người diệt vong nếu chúng ta không chịu thay đổi. Điều tôi muốn nhấn mạnh đó chính là vấn đề thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và cách để góp phần bảo vệ môi trường.
Tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ đồng ý với tôi về vấn đề ô nhiễm môi trường này, hàng ngày báo chí, thời sự, bản tin, tin tức cũng thấy họ chia sẻ về việc băng tan, Trái Đất nóng lên, mưa Axit, biến đổi khí hậu toàn cầu hay rất rất nhiều nơi trên Trái Đất trở thành bãi rác công nghiệp… Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước… Dù mọi người đã ý thức được những tác hại mà nó gây ra nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nhiều bạn sẽ nghĩ trong lòng, tại sao tôi phải quan tâm vấn đề này? Đó là vấn đề to lớn và chỉ dành cho những ông to, không dành cho tôi? … Nhưng có lẽ bạn đã nhầm, đây không phải là vấn đề của đảng, nhà nước hay của quốc gia nào cả, mà là vấn đề của mỗi chúng ta, chính là bạn.
Trước tiên, tôi xin phép chỉ lại khái niệm ô nhiễm môi trường. Môi trường chính là toàn bộ mọi thứ xung quanh con người, được hiểu gồm tất cả điều kiện tự nhiên, vật chất mà Trái Đất có được. Môi trường thường được chia làm ba loại chính, đó là đất, nước và không khí. Và đây cũng là ba thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người cũng như các loài động vật khác. Thật vậy, chẳng ai hay bất kể sinh vật nào mà sống thiếu những nhân tố trên.
Đất là nơi sinh sống, là nơi trú ngụ của mọi sinh vật. Nước là thứ chiếm 70% cơ thể, bạn có thể nhịn ăn ( giảm cân) nhưng không thể nhịn uống nước. Bạn chắc không muốn trải nghiệm một ngày “mất” nước, cuộc sống của bạn sẽ rơi vào tình trạng nào đâu? Còn không khí, bạn không thể không thở. Chỉ cần ngừng thở, bạn sẽ trở về với cát bụi.
Vậy khi cả ba thành tố này bị ô nhiễm, bạn sẽ hiểu tại sao tôi nói chúng ta chết dần từng ngày, từng giờ. Ô nhiễm môi trường cứ từng bước gây hại, một cách từ từ và lâu dài. Đầu tiên là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường gây thủng tầng ozon, mà ai cũng biết tầng ozon là lá chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại, tia cực tím, tia UV… là tác nhân gây ung thư. Hay những cơn mưa axit ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, cháy rừng, thiêu rụi biết bao đa dạng sinh học, làm mất đi nơi cư trú của bao loài động vật hoang dã. Dẫn đến tuyệt chủng của biết bao loài động vật quý hiếm.
Không lẽ chúng ta cứ để môi trường tiếp tục ô nhiễm đe dọa sự sống của bạn, của gia đình bạn, của con cái bạn, những người bạn yêu thương hay sao? Sống trong khiếp người, sống sao cho đáng sống, đừng nghĩ chết là hết, mà còn để lại sau đó rất nhiều điều cho thế hệ phía sau, sau bài chia sẻ này, tôi mong bạn sẽ tìm cho mình được điều gì đó góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh bạn.
Vậy nguyên nhân của ô nhiễm môi trường là do đâu?
Câu trả lời đầu tiên và chính xác nhất mọi thời đại, đó là ý thức con người. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm ô nhiễm môi trường. Hoặc nhiều người nghĩ như lúc nãy, đó là việc của nhà nước, của chính quyền. Hay một số khác nghĩ môi trường đã bị ô nhiễm rồi, có làm gì đi chẳng nữa cũng không đáng kể và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều… Nhưng thực tế không phải vậy, phá hoại của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp của nhiều người phá hoại môi trường là lại lớn.
Một nguyên nhân khác, nhiều bạn sẽ thấy hình ảnh các khu đô thị mọc lên như nấm sau mưa nhưng đằng sau đó, liệu việc xây dựng quá nhanh như thế, các chủ đầu tư có quan tâm đến xử lý chất thải, xử lý nước thải… Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có 325 khu công nghiệp được thành lập thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rưa, hóa phẩm nhuộm… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ chắc bạn không quên, đó chính là trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất từ nhà máy của công ty Vedan suốt 14 năm.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,… Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế… trong việc bảo vệ môi trường.
Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp “lỳ đòn” cũng không có hiệu quả.
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.
Ô nhiễm môi trường đã để lại hậu quả gì?
Nạn ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiều người trở thành nạn nhân bất đắc dĩ. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm nặng thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ.
Một con số đáng ngại là hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì các căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong tương lai con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường.
Điều đáng buồn trong thời gian sắp tới Việt Nam có thể sẽ xảy ra tình trạng bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
Lẽ nào chúng ta lại nhắm mắt làm ngơ trước thực trạng ô nhiễm môi trường?
Không! Chúng ta không thể làm ngơ mà cần phải hành động để bảo vệ và làm sạch môi trường. Đầu tiên, tôi mong rằng các bạn sau khi đọc bài viết này sẽ nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, xả rác vào thùng rác , không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ em về bảo vệ môi trường, những hành động của trẻ em đôi khi lại tác động lớn nhất đến với trái tim chúng ta. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên bổ sung thêm nhiều thùng rác nhựa và các nhà vệ sinh công cộng.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy tự vấn bản thân mình để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và lan tỏa bầu nhiệt huyết bảo vệ môi trường ấy cho mọi người xung quanh. Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì chính cuộc sống của bạn và những người thân yêu.
Công ty Hành Tinh Xanh chuyên bán thùng rác giá rẻ chính hãng Paloca các loại như: thùng rác nhựa cao cấp, thùng rác công cộng, thùng rác công nghiệp giá rẻ,…chất lượng cao giá rẻ tại Hà Nội, TpHCM, Đà Nắng và trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu mua các loại thùng rác Paloca vui lòng liên hệ 0981.228.766 – 0912.026.829 để sớm nhận được báo giá và tư vấn chi tiết nhất về mẫu thùng rác mà bạn đang tìm kiếm.
Categories: Môi trường • Phương pháp bảo vệ môi trường • Phương pháp xử lý rác thải • Sản phẩm thu gom rác thải • Tiêu điểm • Tin tức • Vật liệu thân thiện môi trường