Nhọc nhằn gánh rác lưng chừng trời

Len lỏi giữa dòng người tấp nập đổ về Yên Tử ngày đầu năm, có những người âm thầm làm công việc nặng nhọc, những bước chân gập ghềnh vượt núi đá, cõng trên vai hàng chục kg rác, họ là những công nhân vệ sinh làm nghề gánh rác nơi lưng chừng trời.

Len lỏi giữa dòng người tấp nập trẩy hội Yên Tử ngày đầu năm là những công nhân vệ sinh môi trường âm thầm làm công việc nặng nhọc: Gánh rác giữa lưng chừng trời.

Núi Yên Tử, ngọn núi cao 1.068m so với mực nước biển, nơi được coi là Trung tâm Phật giáo trong lịch sử Việt Nam mỗi năm cứ tới dịp đầu xuân lại thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tứ phương đổ về lễ Phật. Lượng khách đổ về đông tỉ lệ thuận với số rác mà họ thải ra, để giữ gìn môi trường và cảnh quan nơi đây đã sản sinh ra một nghề rất đặc biệt, nghề gánh rác giữa lưng chừng trời.

Dáng người nhỏ thó, nhưng bước chân thoăn thoắt leo qua hàng trăm bậc thang dẫn lên chùa Hoa Yên (thuộc quần thể danh thắng Yên Tử, Quảng Ninh), anh Lý Văn Dân (thôn Năm Mẫu, Uông Bí, Quảng Ninh) gánh trên mình hai thùng phuy nhựa loại 120l chứa khoảng 50kg rác về nơi tập kết. Anh kể: “Mới từ sáng đến trưa mà tôi đã gánh được 16 lượt rồi, cơ man nào là rác đủ loại từ tiền vàng, que hương cháy dở cho tới vỏ bánh kẹo, thức ăn thừa của du khách thập phương xả ra khắp sân chùa”.

Hàng ngày nhóm của anh Dân trực tiếp thu dọn rác do khách thải ra, nhặt bỏ vào thùng, rồi gánh ra nơi tập kết, rác sau đó lại được vận chuyển bằng tời xuống chân núi rồi mới đem đi tiêu hủy. Mỗi ngày trung bình một công nhân phải đưa đi từ 15 tới 20 gánh rác. Con đường lên, xuống núi vốn đã khó đi, ngày mưa hay đêm muộn còn khó khăn hơn nhiều lần.

“Có hôm trời mưa, đường trơn gánh rác bị đổ tung tóe mấy anh em lại lúi húi quét dọn mãi tới đêm muộn mới gom xong và ận chuyển đi được”, anh Dân chia sẻ.

Nhọc nhằn là vậy nhưng những bước chân thoăn thoắt vẫn ngày ngày cần mẫn vượt qua từng bậc đá hiểm, vượt qua hàng ngàn bậc thang con đường lên xuống núi, gồng gánh những thùng rác nặng hơn cả trọng lượng cơ thể mình để giữ gìn môi trường cảnh quan được sạch đẹp.

Công việc hàng ngày của họ là thu gom rác của hàng vạn du khách thập phương thải ra dọc chiều dài 6.000m đường rừng núi, hàng chục nghìn bậc thang.

Mỗi gánh rác nặng khoảng 50kg, có khi còn hơn cả trọng lượng cơ thể của một người.

 Thế nhưng những bước chân thoăn thoắt ấy vẫn dễ dàng leo qua hàng trăm nghìn bậc thang mỗi ngày.

Con đường gập ghềnh sỏi đá mà mỗi khi mưa xuống lại trở nên sình lầy, trơn trượt khiến công việc của họ lại càng khó khăn hơn.

 Rác sau khi tập kết sẽ được vận chuyển xuống núi bằng tời, trước đây khi chưa có hệ thống tời, rác hoàn toàn được vận chuyển bằng sức người xuống núi.

Nụ cười hiếm hoi của người công nhân vệ sinh môi trường sau một ca làm việc nặng nhọc.

Những ngày đông khách, các công nhân môi trường phải dọn rác tới tận 21 giờ đêm mới tạm xong việc, rồi họ lại tiếp tục hành trình vượt ngàn bậc thang xuống núi để về nhà.
Những ngày đông khách, các công nhân môi trường phải dọn rác tới tận 21 giờ đêm mới tạm xong việc, rồi họ lại tiếp tục hành trình vượt ngàn bậc thang xuống núi để về nhà.

Theo Việt Linh – Tất Định

Categories: Dịch vụ vệ sinhDu lịchDu lịch phượtĐịa điểm du lịchMôi trườngPhương pháp bảo vệ môi trườngTin tứcVệ sinh công nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV HÀNH TINH XANH TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 524 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 024 7307 5955
CHI NHÁNH PHÍA NAM
Địa chỉ: 167/2 đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Tel: 028 7307 5955